Bất động sản gặp khó: Tín dụng vô can?

Dư nợ cho vay bất động sản tại Hà Nội trong nhiều năm thấp hơn đáng kể so với Tp.HCM - Ảnh: Bảo Anh.

Khi được hỏi về nguyên nhân khiến chuyện làm ăn của mình gặp khó khăn, nhiều chủ đầu tư bất động sản ở Hà Nội có chung quan điểm: “Siết tín dụng như thế thì doanh nghiệp nào sống nổi?”.

Thoạt nghe cũng không phải là chuyện phi lý bởi xưa nay, doanh nghiệp địa ốc và ngân hàng được biết là có mối quan hệ khá mật thiết. Với các dự án có triển vọng, ngân hàng rót vốn làm dự án, rồi lại cho khách hàng vay đến 70% tiền mua nhà của chính dự án đó. Suy cho cùng, ở không ít dự án, ngân hàng mới chính là ông chủ thực sự.

Đâu là nguyên nhân?

Thế nhưng, trong bối cảnh thị trường bất động sản Hà Nội đang lâm vào khó khăn (mà đa phần đều đổ lỗi do ngân hàng siết tín dụng), vào ngày 13/7 vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã công bố bản báo cáo về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, ngân hàng trên địa bàn thành phố.

Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đạt khoảng 555.283 tỷ đồng.

Nhưng điều đáng nói ở đây, trong số hơn 555 nghìn tỷ đồng nói trên, cho vay để đầu tư, kinh doanh bất động sản chỉ chiếm khoảng 7% tổng dư nợ, tương đương khoảng 38 nghìn tỷ đồng. Một con số không quá nhiều đột biến so với nhiều năm trước

Câu hỏi đặt ra là, việc hàng loạt dự án bất động sản tại Hà Nội bị đình lại, chậm tiến độ hiện nay liệu có mối liên hệ gì đến việc siết tín dụng của ngân hàng? Chắc chắn không quá khó để có câu trả lời khi mà dư nợ bất động sản tại Hà Nội trong nhiều năm gần đây - dù “siết’ hay không “siết” - cũng chỉ chiếm trên dưới 10%.

Trao đổi với VnEconomy về mâu thuẫn nói trên, ông Tống Văn Nga, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thừa nhận, thực tế nguyên nhân khiến các doanh nghiệp bất động sản lâm vào khó khăn như hiện nay là do thiếu sự hợp sức giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh năng lực tài chính của các doanh nghiệp vẫn nhiều hạn chế.

Hơn nữa, theo ông Nga, dường như chiến lược đầu tư kinh doanh của không ít các doanh nghiệp trong thời gian qua là không hợp lý, thiếu sự điều tra, khảo sát nhu cầu thị trường, khả năng chi trả của đại bộ phận người tiêu dùng.

Và khi tính thanh khoản trên thị trường quá thấp, nhiều dự án cao cấp không bán được hàng, khiến chủ đầu tư không thể quay vòng được vốn. Trong bối cảnh đó, gặp lúc nền kinh tế lâm vào khó khăn, lạm phát tăng cao, ngân hàng thắt chặt cho vay... khiến các doanh nghiệp địa ốc khó khăn theo.

Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Minh nói thêm, một nguyên nhân không kém phần quan trọng khiến không ít dự án bị đình lại, chậm tiến độ là do chỉ đạo của cơ quan chức năng.

Cụ thể là vào cuối năm 2009, Chính phủ đã chỉ đạo thành phố Hà Nội dừng triển khai trên 700 đồ án, dự án để chờ khớp nối với quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội sắp được phê duyệt. Chính điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp dù có khả năng về tài chính vẫn phải “đắp chiếu” dự án, khiến thị trường rối loạn, khách hàng hiểu sai về năng lực chủ đầu tư.

Người trong cuộc nói gì?

Trao đổi với VnEconomy về nguyên nhân dẫn đến khó khăn của doanh nghiệp bất động sản hiện nay, ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát, cho rằng có yếu tố của việc thắt tín dụng, song quan trọng hơn là do yếu tố tâm lý của khách hàng trên thị trường.

Theo ông Dương, đành rằng người Hà Nội cũng như người miền Bắc nói chung không có thói quen vay tiền ngân hàng mua nhà, song tâm lý của người mua để ở và mua để kinh doanh là khác nhau, thế nên mới có chuyện giá bất động sản giảm nhưng thanh khoản thị trường vẫn kém.

“Thông thường, nếu mua nhà để ở thì giá xuống người ta sẽ mua, nhưng với nhà đầu tư, họ phải nhìn vào xu hướng thị trường. Khi tất cả mọi người đều nói thị trường đang khó khăn kéo dài thì họ kỳ vọng vào thị trường sẽ giảm nữa, khó mà tăng giá trong tương lai gần”, ông Dương nói.

Theo ông, chính điều này đã khiến cho thị trường chững lại, cộng với phân khúc căn hộ cao cấp của một số doanh nghiệp bán chậm trong thời gian qua đã khiến các chủ đầu tư gặp khó khăn, do đồng vốn không quay vòng được.

Nói về thực lực tài chính của doanh nghiệp bất động sản nói chung, theo ông Dương, không ai có thể nắm rõ được bằng chính các doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, ông thừa nhận tình trạng “tay không bắt giặc” của doanh nghiệp bất động sản là có, nhưng tỷ lệ không nhiều.

“Thực ra cung bất động sản hiện nay mà chia cho những người có nhu cầu thì vẫn thiếu, nhưng nếu chia cho những người có khả năng thanh toán thì có phần thừa. Ngành xây xựng trong một vài năm tới sẽ còn khó khăn”, ông Dương nhận định.

Trong khi đó, chia sẻ với người viết về nguyên nhân của khó khăn trên thị trường bất động sản hiện nay, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội Nguyễn Trường Tiến lại nghiêng về yếu tố chủ quan nhiều hơn.

Theo ông, nguyên nhân sâu xa khiến thị trường khó khăn như hiện nay là do chúng ta để tồn tại một thị trường không thật, một thị trường thiếu sự kiểm soát của cơ quan quản lý. Từ đó đã đẩy giá bất động sản vượt quá giá trị của đồng tiền.

Cũng theo ông Tiến, lâu nay chúng ta chỉ tính có bao nhiêu tiền để làm dự án, mà thiếu đi sự kiểm soát chặt chẽ cũng như thiếu sự định hướng thị trường bất động sản. Cùng với đó là một cuộc chơi thiếu sự minh bạch, nên giờ đây khó khăn là có lỗi của tất cả những người tham gia cuộc chơi. Doanh nghiệp không có quyền trách cứ bất kỳ ai.

“Chúng ta sai từ gốc chứ không phải chúng ta thiếu tiền. Mà một khi đã sai từ gốc thì không thể nên ngọn được, không thể ra hoa, kết trái được”, ông Tiến nói.

Tin mới hơn
Tin cũ hơn
  • “Chưa đến mức phải cứu thị trường bất động sản”
  • Đã đến thời kỳ vàng để đầu tư bất động sản?
  • Dragon Capital nhận được đề nghị mua bất động sản giá rẻ
  • Chung cư, đất “rẻ” bắt đầu giao dịch trở lại
  • Chính sách "đẩy" giá bất động sản lên cao?
  • Hiện tượng bất thường ở thị trường bất động sản
  • Bất động sản vùng ven Hà Nội chờ thời
  • Biến đất đai thành nguồn lực xã hội
  • Bong bóng bất động sản sẽ không nổ
  • Doanh nghiệp bất động sản lại kêu về chính sách tín dụng
  • Sau quy hoạch, giá nhà đất vẫn còn giảm tiếp?
  • Thị trường BĐS và "vòng tròn" không lối thoát
  • Thị trường bất động sản: “Ấm” vào cuối năm?
  • Bất động sản né ‘tháng cô hồn’
  • Điểm tin các dự án bất động sản lớn tuần qua
Tin chào nổi bật từ sàn giao dịch

NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.

 Hiện bên sàn VINATEP  có 5  sàn xuất  Ngoại giao Dự Án : Đ/C -  Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.

BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.

Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m

BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2  XD 45 Tầng  căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40%  HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.

DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ NAM QUỐC LỘ 32.

Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.

DỰ ÁN KHU SINH THÁI TUẦN CHÂU ECOPARK - QUỐC OAI - HÀ NỘI.

Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI CAO CẤP ĐAN PHƯỢNG (THE PHOENIX GARDEN).

Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.

QUẦN THỂ KHÁCH SẠN, RESORT BIỆT THỰ 5 SAO ĐẢO HOA PHƯỢNG

BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.


BÁN DỰ ÁN HONG KONG TOWER

DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.

Tin chào mới nhận trên Sàn giao dịch
  • NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.
  • Bán nhà riêng sổ đỏ chính chủ tại ngõ 192 đường Giải Phóng
  • Bán căn hộ chung cư khu đô thị Pháp Vân
  • Bán căn hộ chung cư cao cấp thuộc dự án Times City
  • Cần bán Dự Án CC Hưng Việt Bộ Quốc Phòng và Công ty Dịch Vụ Quốc Tế Anh Thư làm chủ đầu tư, Mỹ Đình 1.
  • Bảng giá Victoria Văn Phú
  • Bán liền kề tại khu B Geleximco, giá tốt nhất thị trường.
  • Chính chủ cần bán Gấp Lô Đất Liền Kề Khu Nhà ở Chiến Sĩ Tổng Cục 5 Bộ Công An
  • BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.
  • BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Tiện ích
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 60 Nguyễn Trác Luân, Phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Chi nhánh: Cụm 5 Tổ 27, Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 84(4) 6257 8668 | Fax: 84(4) 6299 8686
Website: www.vinatep.vn  | Email: contact@vinatep.vn